Quy định về quản lý thuế đối với kinh doanh thương mại điện tử

 1/ NNT tham gia hoạt động thương mại điện tử theo 02 nhóm chính:
- Cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong trong nước
- Cung cấp hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới

2/ Điều kiện đăng ký đối với NNT tham gia hoạt động thương mại điện tử trong nước:
- Doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong giấy phép kinh doanh phải có hai mã ngành:
+4791: Bán lẻ qua bưu điện hoặc Internet
+4799: Bán lẻ hình thức khác chưa được phân loại
- Hộ kinh doanh: Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong giấy phép kinh doanh phải có hai mã ngành:
+4791: Bán lẻ qua bưu điện hoặc Internet
+4799: Bán lẻ hình thức khác chưa được phân loại
- Cá nhân kinh doanh: Cần MST cá nhân (Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về khái niệm cá nhân hoạt động thương mại thì cá nhân kinh doanh không thuộc đối t¬ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh)

3/ Quản lý thuế đối với các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử:
3.1 Đối với cá nhân cư trú tại Việt Nam
- Cá nhân có phát sinh doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại Việt Nam (bao gồm doanh thu kinh doanh thương mại điện tử) trên 100 triệu đồng/năm thuộc đối tượng chịu thuế.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.
* Xác định số thuế GTGT, số thuế TNCN phải nộp:
+ Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ % thuế GTGT.
+ Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x tỷ lệ % thuế TNCN
.
* Doanh thu tính thuế GTGT, doanh thu tính thuế TNCN: Là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác...mà hộ kinh doanh được hưởng.
* Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC:

STT
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
Tỷ lệ % tính thuế GTGT
Thuế suấtthuế TNCN
1
Phân phối, cung cấp hàng hóa
1%
0.5%
2
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu
Cho thuê tài sản
5%
5%
2%
5%
3
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu
5%
5%
4
Hoạt động kinh doanh khác
2%
1%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Phương pháp kê khai thuế đối với Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh

Nội Dung

PP kê khai

PP khoán

PP theo từng lần phát sinh

Đối tượng áp dụng

- HKD, cá nhân KD quy mô lớn;

- HKD, cá nhân KD chọn nộp thuế theo PP kê khai

- Các trường hợp còn lại

- Cá nhân KD không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định, gồm:

Cá nhân kinh doanh lưu động

Kỳ kê khai

- Theo tháng/ quý

- Theo năm

- Theo lần phát sinh (Khi phát sinh doanh thu chịu thuế)

Thời hạn nộp thuế

- Hàng tháng/ quý

- Hàng tháng/quý

(theo thông báo nộp thuế)

- Theo lần phát sinh

Hóa đơn khi bán hàng

- Phải sử dụng Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

- Nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì Cơ Quan Thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.

- Hộ khoán khai thuế, nộp thuế riêng đối với doanh thu phát sinh trên hóa đơn đó theo từng lần phát sinh.

- Nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì Cơ Quan Thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.

 3.2 Đối với tổ chức kinh doanh được thành lập theo pháp luật Việt Nam

- Là các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam đã thực hiện đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
- Số thuế GTGT, thuế TNDN phải nộp đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử được xác định theo quy định của Pháp luật thuế GTGT, thuế TNDN như các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế theo phương pháp truyền thống.
* Thời điểm lập hóa đơn khi bán hàng hóa sàn TMĐT:
Hiện chưa có quy định cụ thể, trường hợp công ty phát sinh hoạt động bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử thì thường thời điểm lập hóa đơn là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được hay chưa thu được tiền theo quy định khoản 1 điều 9 NĐ 123/2020/NĐ-CP
* Số tiền viết trên hóa đơn như thế nào?
+ Giá trị xuất hóa đơn là giá trị hàng niêm yết
+ Thông tin người mua hàng là khách hàng tiêu dùng cuối cùng
+ Những hóa đơn vẫn kê khai đầy đủ tương tự giao dịch bán hàng thông thường
* Khai thuế khi bán hàng online qua sàn tại nước ngoài
Trường hợp Công ty có hoạt động bán hàng tại nước ngoài trên các sàn giao dịch TMDT của nước ngoài thì có bản chất tương tự với giao dịch bán hàng mà điểm giao nhận nằm ngoài Việt Nam.
+ Về hóa đơn và thuế GTGT: Công ty không phải là người nộp thuế GTGT đối với các hoạt động bán hàng ở nước ngoài
+ Về thuế TNDN: Thu nhập bán hàng hóa ngoài Việt Nam là thu nhập chịu thuế TNDN, công ty có trách nhiệm kê khai, nộp thuế đối với doanh thu được từ việc bán hàng tại nước ngoài. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà Công ty được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.
* Khai thuế nhà thầu
Trường hợp nhà thầu nước ngoài cung cấp các dịch vụ quảng cáo, tiếp thị trên internet thì công ty có trách nhiệm kê khai thuế GTGT và thuế TNDN theo quy định.
Ví dụ: Doanh nghiệp M ở Việt Nam ký hợp đồng đại diện quảng cáo sản phẩm với Công ty giải trí nước ngoài X (không có đăng ký kinh doanh tại Việt Nam) cho sản phẩm quần áo mà Doanh Nghiệp M thiết kế bán trên shopee, website. Thời điểm Doanh nghiệp M thanh toán phí dịch vụ hợp đồng đại điện cho Công ty X, Doanh nghiệp M phải có trách nhiệm kê khai và nộp thuế Nhà Thầu cho Công X theo quy định về Thuế Nhà Thầu hiện hành.

3.3 Đối với tổ chức nước ngoài
3.3.1 Trường hợp NCCNN trực tiếp đăng ký thuế, thực hiện kê khai nộp thuế:
* Đăng ký thuế:
+ NCCNN thực hiện đăng ký thuế trực tiếp theo mẫu số 01/NCCNN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và nộp hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế theo mẫu số 01-1/NCCNN (nếu có)
+ NCCNN sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử do cơ quan thuế quản lý cấp qua Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để xác thực khi đăng ký thuế.
* Khai thuế của NCCNN là loại thuế khai và nộp theo quý theo Tờ khai thuế điện tử theo mẫu số 02/NCCNN.
* Thuế GTGT, Thuế TNDN NCCNN phải nộp.

+ NCCNN nộp thuế GTGT, thuế TNDN theo phương pháp tỷ lệ tính trên doanh thu.
+ Doanh thu tính thuế GTGT là doanh thu mà NCCNN nhận được.
+ Doanh thu tính thuế TNDN là doanh thu mà NCCNN nhận được.
+ Tỷ lệ phần trăm để tính thuế GTGT trên doanh thu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế GTGT.
+ Tỷ lệ phần trăm để tính thuế TNDN trên doanh thu theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN.
3.3.2 Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ thuế nộp thay cho NCCNN
- Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam mua hàng hóa, dịch vụ của NCCNN hoặc thực hiện phân phối hàng hóa, dịch vụ thay cho NCCNN mà NCCNN không thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam thì tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ hoặc phân phối hàng hóa, dịch vụ có nghĩa vụ kê khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho NCCNN.
- Số thuế khấu trừ và nộp thay cho NCCNN thực hiện theo quy định tại Thông tư số 103/2014/TT-BTC
3.3.3 Các ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
- Cá nhân có mua hàng hóa, dịch vụ của NCCNN mà NCCNN không thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định tại Điều 76, Điều 77, Điều 78, Điều 79 Thông tư 80/2021/TT-BTC thì ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm khấu trừ, nộp thay.
- Trường hợp cá nhân có mua hàng hóa, dịch vụ của NCCNN có thanh toán bằng thẻ hoặc các hình thức khác mà ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không thể thực hiện khấu trừ, nộp thay thì ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm theo dõi số tiền chuyển cho các NCCNN và định kỳ ngày thứ 10 hằng tháng gửi về Tổng cục Thuế theo mẫu số 04/NCCNN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC

* Nhập hàng từ sàn thương mại điện tử để kinh doanh thì có bị coi là hàng hóa nhập lậu không?
Theo Khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hàng hóa nhập lậu là các loại hàng hóa cấm nhập khẩu, hàng hóa không đáp ứng điều kiện nhập khẩu về giấy phép, hàng hóa lưu thông không có hóa đơn, không có tem nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Do đó, trong trường hợp kinh doanh hàng hóa nhập từ sàn thương mại điện tử mà có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và các giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật thì đó không được xem là hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu.