Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020

Ngày 20/3/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/6/2025. Dưới đây là những nội dung bổ sung và sửa đổi quan trọng:

Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Điều 9, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm xuất hóa đơn mới nhất như sau:

1. Sửa đổi quy định về thời điểm xuất hóa đơn:
- Thời điểm xuất hóa đơn bán hàng hóa: Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Thời điểm xuất hóa đơn xuất khẩu hàng hóa: Do người bán tự xác định, chậm nhất không quá ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày hàng hóa được thông quan.
- Thời điểm xuất hóa đơn cung cấp dịch vụ: Là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Thời điểm xuất hóa đơn khi giao hàng/bàn giao nhiều lần: Mỗi lần giao hàng/bàn giao đều phải lập hóa đơn tương ứng khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao.
- Thời điểm xuất hóa đơn kinh doanh casino và trò chơi điện tử có thưởng: Chậm nhất là 01 ngày kể từ thời điểm kết thúc ngày xác định doanh thu.

Ngoài ra, Nghị định 70 quy định cụ thể thời điểm xuất hóa đơn đối với một số trường hợp: Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ số lượng lớn và thường xuyên; dịch vụ viễn thông; xây dựng, lắp đặt; bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng,....

2. Sửa đổi, bổ sung quy định về Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền:

Nghị định 70/2025/NĐ-CP bổ sung Điều 11, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Trong đó, doanh thu hộ kinh doanh trên 1 tỷ đồng sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế.

3. Bổ sung đối tượng là nhà cung cấp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử:

Khoản 1, Điều 1, Nghị định 70/2025/NĐ-CP bổ sung đối tượng áp dụng Nghị định 123 tại Điểm e vào Khoản 1, Điều 2.
Cụ thể, nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam kinh doanh thương mại điện tử hoặc trên các nền tảng số và các dịch vụ khác đăng ký tự nguyện sử dụng hóa đơn điện tử căn cứ theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì thuộc đối tượng áp dụng quy định tại Nghị định 70.

4. Bổ sung giải thích nhiều thuật ngữ về hóa đơn, chứng từ:

Khoản 2, Điều 1, Nghị định 70 bổ sung và giải thích một số thuật ngữ về hóa đơn, chứng từ, bao gồm:

- Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
- Máy tính tiền.
- Chứng từ điện tử.
- Tiêu hủy hóa đơn, chứng từ điện tử.
- Tiêu hủy hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

5. Cấm làm giả hóa đơn, không chuyển dữ liệu về cơ quan thuế theo quy định:

Khoản 4, Điều 1, Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 5, Nghị định 123/2020/NĐ-CP về các hành vi bị cấm áp dụng cho các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; cá nhân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ.

Cụ thể, các hành vi bị cấm bao gồm:

- Làm giả hóa đơn, chứng từ để thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Không chuyển dữ liệu điện tử về cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này.

6. Các quy định mới về sử dụng hóa đơn:

Ngoài ra, một số quy định mới về sử dụng hóa đơn được nêu ra tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP mà doanh nghiệp cần chú ý như sau:

- Bổ sung quy định nhà cung cấp nước ngoài kinh doanh lĩnh vực thương mại điện tử được sử dụng hóa đơn GTGT.
- Bổ sung quy định mới về loại hóa đơn thương mại điện tử.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp chế xuất sử dụng hóa đơn GTGT.
- Quy định khái quát về các trường hợp sử dụng hóa đơn bán tài sản công.

7. Bãi bỏ hàng loạt quy định về hóa đơn, chứng từ từ 01/6/2025:

Căn cứ theo Khoản 4, Điều 2, Nghị định 70/2025/NĐ-CP, nhiều quy định về hóa đơn, chứng từ tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP sẽ bị bãi bỏ, bao gồm:

- Bãi bỏ quy định về việc hủy hóa đơn chứng từ.
- Bãi bỏ quy định đối với cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ và dịch vụ ăn uống.
- Bãi bỏ quy định về định dạng chứng từ điện tử khấu trừ thuế TNCN.
- Bãi bỏ quy định về lập và ủy nhiệm lập biên lai.
- Bãi bỏ quy định về dừng kết nối hệ thống của bên sử dụng thông tin với Cổng thông tin điện tử.
- Bãi bỏ quy định về thời hạn cung cấp thông tin hóa đơn điện tử.
- Bãi bỏ quy định về triển khai, công bố địa chỉ thư điện tử và số điện thoại cung cấp thông tin hóa đơn điện tử.
- Bãi bỏ quy định về đảm bảo xây dựng, triển khai, vận hành hệ thống tiếp nhận thông tin hóa đơn điện tử.

8. Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ:

Điều 1, Nghị định 70/2025/NĐ-CP quy định chi tiết về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ.

Đối với công chức thuế:

- Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân mua hóa đơn, chứng từ.
- Bao che, thông đồng với hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp.
- Nhận hối lộ trong quá trình thanh tra, kiểm tra hóa đơn.

Đối với cá nhân, tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các tổ chức, cá nhân liên quan:

- Sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn; làm giả hóa đơn, chứng từ.
- Cản trở công chức thuế thi hành công vụ.
- Đưa hối lộ hoặc mưu lợi bất chính liên quan đến hóa đơn, chứng từ.
- Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn chứng từ.
- Không chuyển dữ liệu điện tử về cơ quan thuế theo quy định.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/6/2025, đánh dấu nhiều thay đổi quan về hóa đơn, chứng từ. Đồng thời, đây cũng là văn bản sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP - Căn cứ pháp lý chủ yếu về hóa đơn điện tử đang được các doanh nghiệp áp dụng hiện nay.
Những điều chỉnh tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP cho thấy sự hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hóa đơn, yêu cầu doanh nghiệp phải rà soát lại quy trình lập hóa đơn trong các hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ, đặc biệt đối với doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đặc thù.
Nắm vững thời điểm lập hóa đơn sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế các rủi ro về mặt pháp lý.

9. Đối với trường hợp kinh doanh vận tải:

m) Đối với kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền theo quy định của pháp luật: tại thời điểm kết thúc chuyến đi, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền thực hiện lập hóa đơn điện tử cho khách hàng đồng thời chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo quy định.
Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải thì trên hoá đơn phải thể hiện biển kiểm soát phương tiện vận tải, hành trình (điểm đi - điểm đến). Đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa trên nền tảng số, hoạt động thương mại điện tử thì phải thể hiện tên hàng hóa vận chuyển, thông tin tên, địa chỉ, mã số thuế hoặc số định danh người gửi hàng.

10. Hóa đơn để điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập trong một số trường hợp như sau:

a) Đối với các hóa đơn điện tử đã lập khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không bị sai nhưng khi thanh toán thực tế hoặc khi quyết toán có sự thay đổi về giá trị, khối lượng trên cơ sở kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có liên quan thì người bán thực hiện lập hóa đơn điện tử mới đối với số chênh lệch qua quyết toán phản ánh theo đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh (phát sinh giảm ghi âm (-) hoặc phát sinh tăng ghi dương (+) phù hợp với thực tế).

b) Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa, dịch vụ đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau đảm bảo số tiền chiết khấu không vượt quá giá trị hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau hoặc được lập hóa đơn điều chỉnh kèm theo bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Bảng kê được lưu tại đơn vị và xuất trình khi cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào tại kỳ lập hóa đơn điều chỉnh.

c) Xử lý hóa đơn điện tử trong trường hợp trả lại hàng hoá, dịch vụ:

c.1) Trường hợp trả lại hàng hóa: Trường hợp người mua trả lại toàn bộ hoặc một phần hàng hóa (bao gồm cả trường hợp đổi hàng làm thay đổi giá trị của hàng hóa đã mua) thì người bán lập hóa đơn điều chỉnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về việc người mua lập hóa đơn khi trả lại hàng hóa thì người mua lập hóa đơn điện tử giao cho người bán; người bán, người mua thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định khi bán hàng hóa.

c.2) Trường hợp hàng hoá là tài sản thuộc diện phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật và tài sản đã được đăng ký theo tên người mua thì khi trả lại hàng hoá đảm bảo phù hợp với pháp luật liên quan, nếu người mua là đối tượng sử dụng hoá đơn điện tử thì người mua thực hiện lập hoá đơn trả lại hàng cho người bán.

c.3) Đối với trường hợp hoàn phí, giảm phí, giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm và các khoản chi để giảm thu khác theo quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm: Căn cứ vào hóa đơn đã lập và biên bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ số tiền phí bảo hiểm được hoàn, giảm (không bao gồm thuế giá trị gia tăng), số tiền thuế giá trị gia tăng theo hóa đơn thu phí bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thu (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), lý do hoàn, giảm phí bảo hiểm thì người bán lập hóa đơn điều chỉnh giao cho khách hàng tham gia bảo hiểm, không phân biệt đã chi tiền hay chưa chi tiền. Trên hóa đơn ghi rõ số tiền phí bảo hiểm hoàn, giảm, lý do hoàn, giảm. Biên bản này được lưu giữ cùng với hóa đơn thu phí bảo hiểm tại doanh nghiệp và xuất trình khi có yêu cầu.
Đối với các trường hợp quy định tại điểm c.1, điểm c.2, điểm c.3, người bán, người mua phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc trả lại hàng hoá, dịch vụ và phải xuất trình khi được yêu cầu.

c.4) Trường hợp người bán đã lập hóa đơn khi thu tiền trước khi cung cấp dịch vụ hoặc lập hóa đơn thu tiền đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, nhà chuyển nhượng sau đó phát sinh việc huỷ hoặc chấm dứt giao dịch và hủy một phần việc cung cấp dịch vụ thì người bán thực hiện điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập theo quy định tại điểm b.1 khoản 1 Điều này.

d) Trường hợp tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán) đã lập hóa đơn thu phí dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng sau đó phát sinh giao dịch hoàn phí dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng cho đơn vị chấp nhận thẻ thì tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện lập hóa đơn điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này, trên hóa đơn điều chỉnh không cần có thông tin “Điều chỉnh cho hóa đơn số.... Mẫu số... ký hiệu... ngày...tháng...năm.”

đ) Đối với trường hợp cung cấp dịch vụ viễn thông mà khách hàng sử dụng thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động để thanh toán cho cước dịch vụ trả sau, nhắn tin ủng hộ từ thiện, các dịch vụ viễn thông khác được chấp nhận thanh toán bằng thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động theo quy định của pháp luật và khi bán thẻ cào, hoàn thành cung cấp dịch vụ doanh nghiệp viễn thông đã thực hiện lập hóa đơn giá trị gia tăng theo quy định, doanh nghiệp viễn thông căn cứ vào dữ liệu trên bảng kê hoặc biên bản làm việc với đối tác, khách hàng để thực hiện lập hóa đơn điều chỉnh