Quy định về tiền lương và các khoản trích theo lương năm 2024

 I. KHÁI NIỆM TIỀN LƯƠNG:
1.1 Khái niệm tiền lương là gì?
Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
- Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Lưu ý: Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
1.2 Mức lương tối thiểu hiện nay:
- Là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường
- Được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ
- Được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
- Do Chính phủ quyết định và công bố trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương Quốc gia

 

 

VÙNG

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị : đồng/tháng)

 

Mức tăng

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị : đồng/giờ)

 

Mức tăng

Hiện hành

Áp dụng từ 01/07/2024

Hiện hành

Áp dụng từ 01/07/2024

Vùng I

4,680,000

4,960,000

280,000

22,500

23,800

1,300

Vùng II

4,160,000

4,410,000

250,000

20,000

21,200

1,200

Vùng III

3,640,000

3,860,000

220,000

17,500

18,600

1,100

Vùng IV

3,250,000

3,450,000

200,000

15,600

16,600

1,000

1.3 Kỳ hạn trả lương:

- Người LĐ hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
- Người LĐ hưởng lương theo tháng được trả một tháng/lần hoặc nửa tháng/lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
- Người LĐ hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
- Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người SDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người SDLĐ phải đền bù cho người LĐ một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người LĐ công bố tại thời điểm trả lương.
1.4 Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm :
- Người LĐ làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
+ Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
+ Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
+ Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

- Người LĐ làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
- Người LĐ làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo các trường hợp trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
*Thời gian nào được tính là giờ làm việc vào ban đêm?
Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
*Công thức tính tiền lương làm thêm giờ:

*Quy định về giới hạn số giờ làm thêm:
+ Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2.
+ Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần, làm việc không trọn thời gian thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
+ Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
+ Thời gian nghỉ giữa giờ (làm việc theo ca liên tục được nghỉ ít nhất 30 phút, làm việc ban đêm ít nhất 45 phút) được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng/năm để xác định việc tuân thủ quy định (không quá 40 giờ/tháng và không quá 200 giờ/năm)
*Người SDLĐ được sử dụng người LĐ làm thêm không quá 300 giờ/năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
+ Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
+ Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
+ Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi LĐ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường LĐ không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
+ Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
+ Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
*Khi tổ chức làm thêm giờ, người SDLĐ phải được sự đồng ý của người LĐ:
+ Thời gian làm thêm
+ Địa điểm làm thêm
+ Công việc làm thêm
*LĐ có được từ chối yêu cầu làm thêm giờ không?
Người LĐ không được từ chối làm thêm giờ trong 2 trường hợp sau đây:
+ Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người LĐ theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
1.5 Khấu trừ lương:
- Người SDLĐ chỉ được khấu trừ tiền lương của người LĐ để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người SDLĐ theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật lao động.
- Người LĐ có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.
- Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
II. CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG:
Các khoản trích theo lương bao gồm mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động vào quỹ hưu trí và tử tuất; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ TNLĐ-BNN. Tỷ lệ trích các khoản trích theo lương cụ thể như sau:

 

 

 

Đối tượng

Bảo Hiểm Xã Hội

Bảo Hiểm

Y Tế

Bảo Hiểm Thất Nghiệp

Tổng Cộng phải nộp

Hưu Trí Tử Tuất

Ốm Đau Thai Sản

TNLĐ

BNN

 

Tổng BHXH

Doanh nghiệp

14%

3%

0.5%

17,5%

3%

1%

21,5%

Người lao động đóng

8%

0%

0

8%

1,5%

1%

10,5%

Tổng cộng

22%

3%

0.5%

25,5%

4,5%

2%

32%

*Tiền lương tháng đóng BHXH được xác định như thế nào ?
+ Đối với NLĐ thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
+ Đối với NLĐ là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương cơ sở.Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (theo Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP)
+ Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Lưu ý: Nếu tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tại các trường hợp trên cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở (20 x 1tr8 = 36tr)


*Những khoản phụ cấp không phải đóng BHXH:
- Các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động
- Tiền thưởng sáng kiến
- Tiền ăn giữa ca
- Tiền hỗ trợ xăng xe
- Tiền hỗ trợ điện thoại
- Tiền hỗ trợ đi lại
- Tiền hỗ trợ giữ trẻ
- Tiền hỗ trợ nhà ở
- Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ
- Tiền hỗ trợ người lao động có thân nhân bị chết
- Tiền hộ trợ lao động có người thân kết hôn
- Tiền hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động
- Tiền trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
*Kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn:
+ Kinh phí công đoàn
• Căn cứ Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP thì mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH.
• Riêng đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân.
+ Đoàn phí công đoàn
Căn cứ Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí công đoàn như sau:
(1) Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở sau đây đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH:
- Cơ quan nhà nước;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
- Đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định.
Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương cấp bậc, chức vụ, lương theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề.
Khi tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thay đổi thì tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí công đoàn thay đổi theo quy định của pháp luật về BHXH.
(2) Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối): mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiền đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của đoàn viên), nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.
(3) Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở sau đây đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước:
- Doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần mà nhà nước không giữ cổ phần chi phối);
- Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định;
- Liên hiệp hợp tác xã;
- Các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
- Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam;